Suy Niệm Thứ Tư Tuần VII Thường Niên C

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (9: 38-40)

Khi ấy, ông Gio-an nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta”. Đức Giê-su bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”.

Suy Niệm:    Tin Mừng Mc 9: 38-40
 

   “Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” Lời phản ứng của Gioan ở đây là một phản ứng dành quyền thống trị, thích quyền năng và lo giữ độc quyền. Ông muốn giữ quyền lực của Đức Giêsu cho riêng mình và cho nhóm Mười Hai. Đức Giêsu bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.”

          Gioan là người đến kể lại cho Thầy về trường hợp người trừ quỷ lạ mặt đó. Ông Gioan này, một con người hiền dịu như thế, lại rất có thể nổi nóng, tàn bạo. Ta còn nhớ, một ngày nào đó, ông đã xin Chúa Giêsu cho lửa trời và sấm sét xuống tiêu diệt một làng của người Samari, vì họ đã không chịu tiếp rước các ngài. Ông không gớm cả những biện pháp mạnh. Ở đây, ông lại bực tức với một người ngoại nhập lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ và được thành công. Thật là xì-căng-đan hết chỗ!

          Vì “người ấy không theo chúng ta.” Người ấy không phải là người thuộc nhóm chúng ta và kìa anh ta tiếm quyền của chúng ta, dẫm chân lên những mảnh vườn của chúng ta. Đó là một sự lộn xộn mà anh ta xin Chúa Giêsu sửa sai. Vả lại các tông đồ cũng đã bắt đầu xen vào. Các ông đã ngăn cản anh lấy danh nghĩa Chúa mà hành đông và các ông đòi Chúa công nhận hành đông của các ông. Còn Gioan một phần nào như muốn nói: “Khỏi cần đi theo Thầy nữa, làm môn đệ Thầy mà làm chi, khi mà kẻ tới trước đều có thể hành động nhân danh Thầy.”

          Ta thấy ông Gioan tưởng mình có độc quyền sở hữu “thương hiệu” Thầy mình trong việc trừ quỷ. Nhân việc đó, Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải có một cái nhìn bao dung hơn, bởi vì loan báo về Chúa Giêsu tức là việc truyền giáo không phải là độc quyền của một ai hay một nhóm người nào, trái lại đó là bổn phận của mọi người tin Chúa Kitô, những người đã lãnh bí tích Rửa Tội, bất kể họ có chức vụ gì trong Hội Thánh hay kiến thức của họ tới đâu. Không ai có quyền cản ngăn họ vì họ làm việc truyền giáo dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thi hành cách mau mắn mà không chờ thời cơ, hoặc thời gian chuẩn bị. Nói như thế không phải là chẳng màng gì đến việc đào tạo giáo lý đức tin hay việc hiệp thông với các phần tử Hội Thánh trong việc truyền giáo; những việc đó không được là lý do để thoái thác hoặc ngăn cản việc truyền giáo, mà trái lại phải làm cho công cuộc đó được phong phú và hữu hiệu  hơn.

          Ông đinh ninh Thầy sẽ ủng hộ lập trường của mình. Thế nhưng, Đức Giê-su cho ông thấy người môn đệ Chúa phải có tinh thần bao dung, chấp nhận đồng lòng chung sức với những con người thiện chí – dù khác quan điểm, tôn giáo – để xây dựng thế giới. “Ai không chống lại là ủng hộ chúng ta” vì ủng hộ sự thiện, sự sống, các thiện ích của con người là cùng mục đích như ta. Ai đứng về phía chân lý để chống lại sự dữ, dù không biết Chúa, thì vẫn có tương quan với Ngài. Đức Giê-su mời gọi ta ra khỏi ranh giới hẹp hòi của phe nhóm, tôn giáo, địa phương, đoàn thể, hội dòng… để cùng nhau góp phần làm cho cuộc sống này nhân bản hơn, tốt đẹp hơn.

          Chúa Giêsu bảo các môn đệ không được làm như vậy, vì ai đã nhân danh Chúa mà làm phép lạ thì đó là do ơn Chúa ban. Vì những người đó dù không chung sống với nhóm các môn đệ thì cũng là bạn đồng chí của các ông. Việc Đức Giêsu ngăn cấm các môn đệ không được hẹp hòi, kỳ thị đối với những người không cùng trong nhóm với các ông, đã cho các ông một bài học: không nên nhìn con người theo vẻ bên ngoài nhưng phải thấy ý hướng bên trong của họ. Nếu không, vô tình các ông đã dập tắt thiện ý của họ.

          Giêsu không chấp nhận thái độ cấm đoán ấy (c. 39). Thầy bao dung và cởi mở hơn nhiều. Thầy có cái nhìn lạc quan về người đã nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Hẳn người ấy có niềm tin nào đó vào Thầy, vào quyền năng của Danh Thầy. Như thế anh ấy đã có tương quan ít nhiều với Thầy, dù không theo Thầy làm môn đệ chính thức trong nhóm. “Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta” (c. 40). Nguyên tắc này của Đức Giêsu khiến chúng ta có thêm nhiều bạn, và bớt số người mà ta nghĩ là kẻ thù. Nó khiến chúng ta ra khỏi sự lo sợ vì quyền lợi mình bị đe dọa, và tránh được những tranh chấp không đáng có. 

          Ta thấy Chúa dạy bài học về bao dung và sự hợp tác. Người đời thường có óc bè phái, ích kỷ. Chỉ lo bảo vệ quyền lợi, danh dự của nhóm mình. Và đố kỵ ganh ghét với những nhóm khác. Phương châm của họ là “ai không theo ta tức là nghịch với ta”. Chúng ta cũng thường nhìn người khác với một cái nhìn nghi ngờ và khắt khe “họ không ủng hộ tôi tức là họ chống đối tôi”. Do cái nhìn ấy, nếp sống ấy nên chúng ta trở nên bi quan và khép kín. Hôm nay Chúa dạy chúng ta một cái nhìn rất bao dung và rất lạc quan “ai không chống đối các con là ủng hộ các con”. Chắc chắn với cái nhìn này đời sống của chúng ta sẽ vui tươi hơn và sẽ thoải mái hơn trong công việc.

          Chúa Giêsu khi thấy thái độ kỳ thị của các ông, Ngài đã dạy cho họ bài học về sự hiệp nhất trong đa dạng khi nói: “Đừng ngăn cấm người ta… Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Qua câu nói đó, Đức Giêsu muốn dạy các ông bài học về sự đa dạng trong Vương Quốc của Đức Giêsu. Đồng thời cũng mời gọi các ông biết đón nhận những sự khác biệt đó như là một cơ hội để học hỏi và cùng nhau chung tay xây dựng Nước Trời.

          Nhận ra tài năng của người khác là việc ai cũng có thể làm, nhưng thành thật nhìn nhận tài năng và cùng cộng tác với người khác là điều không dễ thực hiện. Ðó cũng đã là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu. Họ khám phá có người nhân danh Chúa để trừ quỷ, nhưng người này lại không thuộc nhóm của họ, thế là họ ngăn cấm người ấy, Chúa Giêsu trả lời: “Ðừng ngăn cấm người ta… Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”.

          Ngày nay, trong đời sống thường nhật, có lẽ nhiều khi chúng ta mong muốn được nhiều người tôn trọng mình và coi thường người khác. Hay có khi chúng ta tìm cách thổi phổng uy tín dởm của mình và luôn tìm cách đạp đổ danh thơm tiếng tốt của đối phương. Hoặc có những lúc chúng ta không ưa ai thì cho dù người đó có tốt lành, gương mẫu thế nào đi nữa, trước mắt và trong lối suy nghĩ của ta, họ chỉ là “con ông nọ, con bà kia ý mà”!

Huệ Minh
Suy Niệm 2:          Bài đọc I: Hc 4,11-29
 
Sự khôn ngoan truyền sinh khí cho con cái mình, đón nhận những ai tìm mình và dẫn đường công chính. Ai yêu mến sự khôn ngoan là yêu mến sự sống. Ai tỉnh thức đón chờ nó thì sẽ được vui thỏa. Ai chiếm được nó, sẽ được hưởng sự sống. Nó vào nơi nào, thì Thiên Chúa chúc phúc nơi đó.
 
Chúng ta gặp lại những xác quyết về thuyết lạc quan sâu xa: sự khôn ngoan là nguồn “sự sống “, “niềm vui ” và “hạnh phúc .Tôi có “yêu sự sống” theo lời mời gọi của đoạn Kinh thánh này không?
 
Tôi có náo nhức kiếm tìm khôn ngoan “ngay từ rạng đông” không? Giá trị khôn sánh của buổi sớm! Một ngày mới bắt đầu cho tôi, cho thế giới. Tôi làm gì từ những phút đầu tiêu của ngày sống? Đoi với tôi, chúng có phải là một khoảnh khắc viên mãn và định hướng không?
 
Ai phụng sự nói là phụng sự Đấng thánh, ai yêu mến nó sẽ được Thiên Chúa mến yêu.
 
“Phụng sự ” khôn ngoan: … “Yêu mến” khôn ngoan. Trọn kiểu sống. Và thuật sống này, thuyền nhân bản này, không chỉ là đặc ân của các tín hữu (vì nhiều anh em bất trị cũng sống theo khôn ngoan), Ben Sira nhắc lại cho chúng ta thấy rằng đây là việc “phụng sự Đấng Thánh” Thiên Chúa yêu họ.
 
Tác giả câu này sống trong thế giới lương dân Hy Lạp, và biết thán phục sự khôn ngoan trong những nền văn minh thời ông. Nhưng ông cũng biết liên kết chung với cái nhìn tôn giáo riêng của mình. Tôi có được cùng một khuynh hướng sâu xa, quân bình, làm cho tôi cùng lúc:
 
– Nhận biết các giá trị nhân sinh bao nhiêu người Ngày Nay sống không?
 
– Và hướng chúng lên Thiên Chúa là nơi chúng xuất phát và phụng sự chân thực: vinh quang Thiên Chúa, chính là con người sống động không?
 
Mục đích việc “kiểm điểm đời sống” là tập để có được cái nhìn hướng diện này, vừa nhân bản vừa thần linh.
 
Ai chăm chú nhìn nó sẽ luôn luôn vững tâm. Ai tin tưởng nó.
 
Sự khan ngoan sống với kẻ ấy trước hết mọi người . Nó sẽ đổ xuống trên kẻ ấy sự kính sợ, sẽ dùng giáo lý mà sửa dạy và rèn tập kẻ ấy trong sự gian nan, cho đến khi nắm chắc được tư tưởng của kẻ ấy và tín nhiệm kẻ ấy… Sự khôn ngoan sẽ dọn đường ngay thẳng cho kẻ ấy và làm cho kẻ ấy được vui mừng. Sự khôn ngoan sẽ mạc khải cho kẻ ấy biết những bí mật của mình.
 
Ở đây có một ý tưởng rất hay: kinh nghiệm cuộc tìm kiếm. Khôn ngoan không phải là một sự sở hữu kiêu căng một lần cho tất cả.
 
Thật là lầm lẫn tệ hại khi tin là mình đã dứt khoát nắm được chân lý. Khôn ngoan, trước hết là chấp nhận học hiểu, là đặt lại vấn đề “điều đã biết”, là cởi mở cho các tiến bộ là chấp nhận các giới hạn của mình trong sự khôn ngoan để tiếp tục tìm kiếm.
 
Ben Sira sắp nói tới sự “khổ tâm” trong cuộc tìm kiếm.
 
Muốn hiểu thế giới, Thiên Chúa hơn, đây không phải là hoàn toàn yên nghỉ, mà là mạo hiểm. Nó đòi nỗ lực, khổ công cuối cùng là vui mừng, hiểu biết các bí mật của thế giới”.
 
Sự khôn ngoan sẽ mạc khải cho kẻ ấy biết những bí mật của mình.
 
Một bí mật!
 
Một sự quí giá, những kín ẩn, không lộ diện, không hiện diện. Phải vượt qua các sự việc thô thiển, để tới tâm điểm thâm sâu của chúng.
 
Lạy Chúa, xin dẫn đưa con tới điều cốt yếu. Xin mạc khải cho chúng con những bí mật của Chúa.
 
Xin giải thoát con khỏi những giải quyết sai lạc và những an tâm vắn vòi. Xin ban cho chúng con khôn ngoan bởi Chúa. Chớ gì Tin Mừng Chúa nên ánh sáng của chúng con.
 
Bài đọc II: NĂM CHẴN: Gc 4,13-17
 
Thánh Giacôbê, nhà giảng thuyết thực tiễn, liên tiếp ngỏ lời với ít hạng người thế giới trong xã hội thời bấy giờ. Trong đoạn văn hôm nay, cách riêng, ngài sẽ nói cho các nhà “doanh thương “: từ thời lưu đày ở Babylon, một số người Do Thái đã trở nên những nhà doanh thương quốc tế chuyên nghiệp.
 
Như hai ông Priscilla và Aquila cứ ở thành này đến thành khác, tỉnh này qua tỉnh nọ. Thánh Giacôbê không lên án nghề nghiệp của họ, nhưng mang đến cho những Kitô hữu, một soi chiếu đức tin trong nghề nghiệp của họ. Qua sụ kiểm điểm đời sống cho các thương gia, Thánh Thần
 
mời gọi mọi Kitô hữu phải suy nghĩ về cuộc sống nghề nghiệp của mình.
 
Bây giờ, hãy nghe tôi, những kẻ nói: “Hôm nay hoặc ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành nọ thành kia, sẽ ở lại đó một năm và buôn bán kiếm lời”.
 
Ở đây tác giả diễn tả cách hoàn hảo tính “đam mê công việc, sở thích thường mãi, bất tài nắm bắt cơ hội để buôn bán.
 
Người ta đưa ra những dự án đầu tư, tính toán lời lỗ càng nhiều càng tốt.
 
Hãy xem xét lại cuộc đời nghề nghiệp của tôi. Phải thạo nghề.
 
Trước tiên là một “thương gia” tốt, hay một “nông dân” tốt, một “giáo sư” tốt một “bà nội trợ” tốt, một thợ “chuyên môn” tốt, một cán bộ “kỹ thuật” tốt biết quản lý “công việc của mình”.
 
Nhưng anh em không biết cuộc đời mình sẽ ra sao? Thật vậy, anh em chỉ là như làn khói xuất hiện trong giây lát, rối lại tan biến đi.
 
Thánh Giacôbê nhắc lại rằng cuộc đời thật vắn vỏi.
 
Dù sao cũng không được quên điều căn bản. Lòng dính bén vào công việc vật chất, vào lao tác thường nhật, có thể trở nên một thứ tuyệt đối, một thứ cùng đích tự tại. Chân trời độc nhất của đời ta, bấy giờ bị giản lược vào thành quả vật chất. Thánh Giacôbê thốt lên: “Đồ bạt mạng!” (casse cou)… “Khói kia chốc lát bay lên!”
 
“Biến tan tức tốc vào nền trời xanh” . . . Cuộc đời sẽ phù vân, tàn tạ nếu không phản ánh điều cốt yếu. Làn khói chóng tàn là hình ảnh được mượn lại trong sách Khôn ngoan của Cựu ước (Jch 14,2 ; Tv 102,4-12).
 
Đức Giêsu đã nói: “kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó”.
 
Phần tôi, tôi đạt phẩm căn bản đời tôi ở đâu? Trong làn khói chăng? Hay trong các giá trị vững chắc của tình yêu Tôi không thể khinh chê đời sống nghề nghiệp, phương kế sinh nhai của mình . . . Nhưng tình yêu nào thay tính vị kỷ nào, đã thâm nhiễm vào đó?
 
Thay vì nói: “Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống v làm điều nọ điều kia…”.
 
Khi mải miết ngụp lặn trong “các công việc ” của mình thì cuối cùng chúng ta sẽ sống không còn liên hệ gì với Thiên Chúa.
 
Trái lại, Đức tin đặt chúng ta trong tình trạng lệ thuộc: “Nếu Chúa muốn, tôi sẽ làm việc này”.
 
Nhưng bây giờ, anh em lại tự phụ vì những chuyện khoác lác của mình. Mọi sự tự phụ, như thế đều xấu.
Đúng Vậy, than ôi thường thường chúng ta tự đắc trong mình tinh nhanh, đủ sức điều khiển đời sống mình theo sở thích không cần Thiên Chúa.
 
“Đồ ngốc! Nội đêm nay ngừơi ta sẽ đời lại mạng người!”
 
Một bên, tôi dành thời giờ cho các doanh nghiệp, tôi còn được bao thời giờ khác . cho linh hồn tôi?
 
Bài Tin Mừng: Mc 9: 38-40
 
Gioan, một môn đệ trong Nhóm Mười Hai, thưa cùng Chúa Giêsu rằng…
 
Gioan, “người môn đệ Đức Giêsu yêu quý”. Như ông sẽ nói về mình như thế.
 
Quả thực, chính ông là một người trong Nhóm Mười hiai hiểu Đức Giêsu hơn, gần kề với Người hơn ông sẽ thưa gì với Đức Giêsu?
 
Lạy Thầy chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y.
 
Rõ ràng, cả Nhóm Mười Hai còn quá lấn cấn trước những vấn đề ngôi thứ ganh tỵ, ty tiện. Đức Giêsu vừa mới loan báo cuộc thụ khổ của Người, khiến Người sẽ trở nên kẻ “cùng rốt trong các tôi tớ”… người vừa khuyên các môn đệ luôn đặt mình trong tình trạng phục vụ và không nên tìm kiếm những địa vị cao nhất. Thế mà Gioan, một trong những môn đệ được ưu ái nhất, lại phản ứng. Đó là một phản ứng dành quyền thống trị, một ý muốn thích quyền năng một lo lắng giữ độc quyền, ông muốn giữ quyền lực của Đức Giêsu cho riêng mình, muốn dành chiếm quyền đó cho Nhóm Mười Hai.
 
Chúng ta không nên xét đoán các tông đồ. Không nên phê phán một ai. Một lần nữa, áp dụng Tin Mừng cho kẻ khác, thì có thể quá dễ dàng.
 
Ai trong chúng ta mà không có óc bè phái phe nhóm như’ thế? Nạt cớ để củng cố tình liên đới và bảo vệ công ích cho môi trường mình, thực tế, chúng ta lại không bao giờ bảo vệ quyền lợi riêng tư sao?
 
Ai trong chúng ta, một. ngày nào đó, lại không tìm cách bênh vực những mối lợi đã kiếm được, bằng cách ngăn cản kẻ khác cầu may sao?
 
Người đó không theo chúng ta… .
 
ông ấy không thuộc thành phần của nhóm chúng ta.
 
Tuy nhiên, ông ta cũng làm phúc. Nhân danh Thầy, ông cũng trừ quỷ! Tình trạng trên rất thông thường và rất thời sự trong giáo hội hôm nay . Đúng vậy, ân sủng của Đức Kitô hoạt động mạnh mẽ ở ngoài các cơ cấu hữu hình của Hội Thánh. Cũng như thời Đức Giêsu, nhiều người nam nữ không thuộc Nhóm các môn đệ, những vẫn hoạt động nhân danh Người.
 
Đừng ngăn cấm y. ..
 
Đó là câu trả lời của Đức Giêsu .
 
Vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy.
 
Làm việc cho Đức Kitô, thể hiện một hành động theo đường hướng của Ngài, thì đã là một việc lành rồi . . . nhờ đó ta có thể đạt tới sự hiểu biết và lời nói phù hợp với Đức Kitô.
 
Đây không phải là đoạn văn duy nhất của Tin Mừng, ghi lại việc Đức Giêsu đề cao ” hành động”.
 
Thời đại chúng ta, vẫn còn nhiều ngttời, nhờ hành động ngay thẳng, nhờ sự dấn thân nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của lương tâm . . . mà họ có thể đước học hỏi về đức tin và khám phá ra Đức Kitô cách rõ ràng hơn.
 
Ai không chống đối chúng ta là ủng hộ chúng ta.
 
Câu trên cũng diễn tả cùng một ý hướng.
 
Đó là một kiểu nói lạc quan quá lố chăng!
 
Khác với tinh thằn nhỏ nhen hẹp hòi là phe nhóm của Gioan, thì đầy là một sự “cởi mở” hoàn toàn. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của Người hãy tín thác vào Chúa Thánh Thần, Giáo hội hiện nay, noi theo Đức Giêsu, cũng muốn mình luôn cởi mở rộng rãi. Công đồng vừa qua đã tự ý từ chối đưa ra những lời kết án: “ai không chống đối chúng ta là ủng hộ chúng ta”
 
Tôi có tin rằng, Thiên Chúa đang hành động khắp nơi không? Và Thánh Thần không phải là của riêng một phe nhóm nào cả? Cũng không thuộc về một cơ chế nào hết?
 
Thần khí muốn thổi đâu thì thổi. Chúng ta không nên ngăn cản Người.
 
 

Giáo phận Nha Trang – Chú Giải

 
Mc 9: 38-40
 
Phải cởi mở và bác ái.
 
Ý CHÍNH:
 
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giê-su dạy các Tông Đồ phải có tinh thần cởi mở và bác ái.
 
TÌM HIỂU:
 
38 “…chúng con đã cố ngăn cản vì người ấy không theo chúng ta”:
 
Khi nghe Đức Giê-su nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ vì Danh Thầy, là tiếp đón Thầy”, Gio-an liên tưởng đến một việc mới xảy đến, trái ý ông: có người không ở trong nhóm các môn đệ đã lấy danh Chúa mà trừ quỷ, ông tỏ lòng ganh tỵ, hẹp hòi cấm đoán người đó. Và bây giờ ông đem sự việc trình với Chúa .
 
39 “Đức Giê-su bảo: ‘đừng ngăn cản người ta’ …”:
 
Đức Giê-su bảo các môn đệ không được làm như vậy, vì ai đã nhân danh Chúa làm phép lạ thì đó là do ơn Chúa ban. Vì những người đó dù không chung sống với nhóm các môn đệ thì cũng là bạn đồng chí với các ông.
 
Việc lấy danh Chúa mà trừ quỷ vẫn thường xảy ra trong thời Giáo Hội sơ khai:
 
– “Vì Đức Giê-su ông Phao-lô rao giảng, ta truyền cho các ngươi” (Cv 19,13).
 
– “Nhân Danh Đức Ki-tô, ta truyền cho các ngươi “(Cv16,18).
 
Việc Chúa Giê-su ngăn cấm các môn đệ không được hẹp hòi, kỳ thị đối với những người không cùng trong nhóm với các ông, đã cho các môn đệ bài học rằng: không nên nhìn một con người theo vẻ bên ngoài nhưng phải nhìn thấy ý hướng bên trong của họ. Nếu không, vô tình các ông đã dập tắt thiện ý của họ, như “dập tắt tim đèn còn leo lét” (Is 42,3).
 
40 “Quả vậy ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”:
 
Ở đây Đức Giê-su xác định sự phân cách:
 
– Ai không chống lại chúng ta: nghĩa là những ai không thuộc về ma quỷ.
 
– Là ủng hộ chúng ta: nghĩa là thuộc về Thiên Chúa bằng đức tin và đức mến, và như vậy họ làm gì đi nữa, nếu phát xuất từ đức tin và đức mến, nghĩa là vì danh Chúa, thì đều là những việc thuận lợi và tốt lành.
 
Qua lời giáo huấn này, Chúa Giê-su muốn nêu lên chân lý: phổ quát là đặc tính của Tin Mừng, của Hội Thánh.
 
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
 
1. Nhìn vào Chúa Giê-su:
 
a) Xem việc Chúa làm:
 
Thấy quan niệm hẹp hòi, sai lầm của các môn đệ, Chúa Giê-su sửa sai ngay:”đừng ngăn cấm người ta”. Nhưng đồng thời Chúa giải thtích cho các môn đệ hiểu lý do không được ngăn cấm người ta: “Vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy”.
 
Sau đó Chúa đưa ra đường hướng để sống và thực hành trong cách cư xử với những người không cùng một nhóm: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Noi gương Chúa:
 
– Thấy ai sai lầm, chúng ta phải tìm cách thích hợp để sửa chữa.
 
– Khi sửa chữa phải giải thích lý do để hối nhân nhận thức.
 
– Sau khi đã giải thích thì đưa ra một nguyên tắc, một đường hướng theo đường lối của Chúa để hối nhân thực hành và áp dụng vào đời sống.
 
b) Nghe lời Chúa nói:
 
– “Đừng ngăn cản người ta”: Thấy ai làm điều tốt, việc tốt, ở đây là lấy danh Chúa Giê-su mà trừ quỷ, thtì phải có lòng quảng đại, cởi mở và bác ái để đón nhận, không được dựa vào hình thức bên ngoài, vì không cùng phe nhóm với mình để từ chối, ngăn cản. Chúa dạy chúng ta không được ích kỷ, hẹp hòi, phe nhóm, ngăn cách với bất cứ ai.
 
– “Không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu Thầy”:
 
Điều tốt chúng ta làm bên ngoài phải trung thực với ý hướng tốt bên trong; chúng ta có lòng tin cậy mến Chúa thật tình thì phải trung thành với Chúa, chứ không được lúc nóng lúc lạnh, lúc sốt sắng lúc nguội lạnh; chúng ta có lòng đạo đức thật thì phải tránh những gì xúc phạm đến Chúa …
 
– “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”: Điều này Chúa muốn chúng ta đón nhận, liên đới và hiệp thông với mọi thành phần dân Chúa. Chúng ta không được phân biệt do những hình thức khác nhau bên ngoài như: màu da, dân tộc, quốc gia, quê hương, dòng họ, đoàn thể, ngay cả giữa các dòng tu với nhau …
 
2. Nhìn vào các môn đệ:
 
– “Chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ”: Chúng ta phải biết nhìn ra và nhận thấy những cái hay, cái tốt của tha nhân. Điều này chúng ta ít có trong đời sống cộng đoàn là nhận ra những cái tốt của anh em để cảm phục, để tôn trọng và học đòi bắt chước.
 
– “Chúng con đã cố ngăn cản”: Chúng ta không được hẹp hòi, ích kỷ, kỳ thị, hiếu thắng và tự ái phủ nhận những cái hay, cái tốt của tha nhân, chỉ vì tha nhân không thuộc nhóm của mình.
 
– Chúng ta thường có những cái đố kỵ, cạnh tranh, ganh tỵ và chống đối nhau chỉ vì óc hẹp hòi, đánh giá tha nhân theo những hình thức khác biệt bên ngoài.
 
– Chúng ta cần dựa vào đức tin để liên đới, hiệp thông, cộng tác với hết mọi thành phần con cái Chúa, với hết mọi người thành tâm thiện chí để xây dựng ích chung.
 
HTMV Khoá 10 – Đại Chúng Viện Thánh Giuse Sài Gòn