Huynh Đoàn Đa Minh

TN Catarina

LỜI CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Trước hết Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh xin chân thành cám ơn quý vị đã tìm hiều về trang sinh hoạt Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Lavang, chúng tôi xin giới thiệu:

– Thánh Nữ Catarina Ssienna

– Sự hình thành và sinh hoạt huynh đoàn Đaminh Lavang

 

THÁNH NỮ CATARINA SIENNA

BỔN MẠNG

Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Lavang

            I.-TIỂU SỬ THÁNH NỮ CATHARINA

            Thánh Catharina tên gọi trong gia đình là Catarina di Giacomo di Benincasa, sinh tháng 3 năm 1347 tại thành Sienna nước Ý. Thánh Nữ là con thứ 25 trong 25 anh chị em, nhưng người em sinh đôi mất năm 1363, nên Catharina trở thành người con út của gia đình, một gia đình nghèo khó, nhưng đạo đức.

Thân phụ của Thánh Nữ là ông Giacôbê Benincasa, hội viên dòng Đaminh. Thân mẫu là bà Lapa Piacenti, con của một thi sĩ nổi tiếng. Hai ông bà sinh hạ được 25 người con.

Catharina sinh ra với thân xác yếu ớt, từ thủa bé, Catharina đã được học giáo lý và biết đọc kinh Mân Côi một cách sốt sắng. Thỉnh thoảng bé Catharina qùy gối leo từng bậc thang trong nhà để lần chuỗi. Hồi lên 6 tuổi, một hôm đang cùng anh Stefanô đi bộ từ nhà anh về nhà cha mẹ, Catharina nhìn thấy một cảnh tượng làm thay đổi cả cuộc đời.

Catharina nhìn thấy Chúa Giêsu y phục như đức Giáo Hoàng, áo viền kim tuyến, đội vương miện rực rỡ. Chúa ngự trên ngai vàng bên cạnh có Thánh Phêrô, Thánh Phaolô và các Thánh Gioan chép sử. Chúa không nhìn các vị đó, mà lại đưa mắt nhìn Catharina cách âu yếm và mỉn cười. Catharina đứng sững sờ nhìn, Chúa Giêsu tiến lại gần Catharina. Làm dấu Thánh Giá trên em và ban phép lành. Em ngây nhất nhìn ngắm Chúa, như không cảm thấy sự gì bên ngoài nữa, nhưng cảm nhận tinh yêu Chúa đầy áp linh hồn, với một niềm hoan hỷ chưa từng cảm nhận bao giờ.

Cuộc gặp gỡ nhìệm mầu khiến Catharina ước ao sống đời hiến dâng và cầu nguyện. Trong thời gian này, Catharina chỉ bạn bè với các trẻ em cùng lứa tuổi, chia sẻ với chúng cách cầu nguyện và học hỏi giáo lý.

Khi lên 7 tuổi được Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu hiện ra, Catharina đã hiến dâng cuộc đời trinh trắng của mình cho Chúa Giêsu qua bàn tay Đức Mẹ.

Catharina lên 12 tuổi thân phụ muốn con mình kết hôn, lập gia đình, nên bắt con ăn mặc sang trọng, uốn tóc làm đẹp. để vui lòng Catharina đã vâng lời theo, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nàng trở lại với đời sống khổ hạnh và quyết tâm sống độc thân. Để tỏ lòng quyết tâm Catharina đã tự cắt bỏ mái tóc nâu vàng xinh đẹp của mình. Vì nhất định muốn con mình đổi ý, nên cha cô đã bắt Catharina làm mọi việc trong nhà, trong hai năm liền ròng rã này. Thiên Chúa đã dậy Catharina tự tạo trong linh hồn mình một căn phòng của bình an, mà không ai có thể quấy phá được. Sau cùng thấy không thể nào nay chuyển được ý định của con, nên thân phụ đã để Catharina sống theo ý Chúa.

Như vậy Catharina đã làm tròn cả hai bổn phận, phận làm con cha mẹ và bổn phận làm con Thiên Chúa.

Năm lên 16 tuổi, bắt đầu tuổi xuân xanh trẻ đẹp, Catharina đã lâm một cơn bệnh nặng. Sau khi bình phục, nàng đã xin cha cho phép gia nhập dòng Đaminh. Cũng nên biết Thánh Đaminh lập một dòng tu gồm ba ngành cùng hiệp thông. Dòng Nhất gồm các linh mục, tu sĩ chuyên chăm giảng thuyết. “Đó là những chiến sĩ đức tin và ánh sáng thế gian được thành lập năm 1216” Dòng Nhì (kín) gồm các nữ tu sống chiêm niệm lời Chúa. Thành lập từ năm 1206” Dòng Ba gồm các tông đồ giáo dân, thành hinh năm 1220. Thành lập năm 1226 thuộc dòng Đaminh”

Ngoài Thánh Nữ Catharina còn có nhìều vị thánh Giáo Hoàng (Đức Leô 12 và Đức Lêô 13. Mục đích của Dòng Đaminh là “Chiêm niệm và hoạt động tông đồ” thánh hóa bản thân và cứu vớt các linh hồn.

Sau khi chánh thức lãnh nhận áo Dòng Đaminh, đến năm 17 tuổi Catharina đã tiến bộ mau lẹ trên đường nên thánh, thấm nhuần tinh thần Dòng Đaminh, tự giam mình trong một căn phòng nhỏ, sống hãm mình, ăn chay và cầu nguyện, chỉ ra khỏi nhà để đi dự thánh lễ hàng ngày. Năm 20 tuổi, Catharina có cuộc thành hôn thiêng liêng với Chúa Giêsu qua bàn tay của Đức Mẹ trinh nữ Maria. Nhận nhẫn trên tay mình, và chỉ có mình nàng là nhìn thấy được.

Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa. Từ đây cũng như trước đó theo sự hướng dẫn của cha linh hướng Raymundô Capua, Catharina phục vụ mọi người chung quanh, nhất là những người bệnh tật già nua yếu đuối, những người nghèo khổ, và những kẻ bị tù đầy. Trong thời gian này (1374) Catharina thường thăm viếng Andrê, một bệnh nhân rất khó tính, nóng nảy và miệng lưỡi thô tục, mỗi khi chăm sóc cho y là mỗi lần nhận lấy chửi ủa mỉa mai. Vì muốn đưa Andrê về với Chúa, Catharina không một lời than trách chống lại. Sau một thời gian bệnh tình của Andrê trở nên trầm trọng. Y thay đổi tính tình tỏ ý muốn trở về với Chúa. Hôm đó khi chăm sóc vết thương ung thư ngực của Andrê, mở băng ra thì mùi hôi thúi sông lên, Catharina giật mình vì muốn ói mửa, Catharina đã hối hận mình vì hành động qúa tự nhiên, nghịch với ý chí yêu thương và phục vụ của mình. Nàng sợ làm Andrê buồn lòng. Bởi vậy, sau khi đã rửa sạch vết thương của y trong một cái chậu, nàng đã uống thứ nước đầy máu mủ đó.

Catharina đã kể lại với cha linh hướng Raymundô rằng : “Từ khi sinh ra, con chưa bao giờ ăn hay uống thứ gì ngọt ngào và ngon lành như thế”. Cũng đêm hôm ấy, trong khi Catharina đang cầu nguyện Chúa Giêsu đã hiện ra và khen thưởng nàng vì đức bác ái chiến thắng những phản ứng tự nhiên của mình. Rồi Chúa Giêsu biểu Catharina kề miệng vào để uống từ vết thương nơi cạnh sườn Thầy, Chúa nói :

Con yêu dấu, hãy uống từ cạnh sườn Thầy, nhờ đó linh hồn và thân xác con sẽ được vui mừng hân hoan, bởi con đã từ bỏ mình vì Thầy. Con sẽ được tràn ngập sự trọn lành”

 

            Cha linh hướng Raymundô cũng là người viết tiểu sứ Catharina, đã coi đây là một sự phi thường, là tột đỉnh đời sống.của một tâm hồn anh hùng. Cha còn cho biết từ khi Catharina uống từ vết thương cạnh sườn Đấng Cứu Thế, linh hồn nàng tràn ngập ân sủng, và tràn ra cả ngoài thân xác. Bởi vì thân xác Catharina gần như không cần đến lương thực đời này nữa. Trong thời gian ăn chay 40 đêm ngày, nàng chỉ uống nước lã và rước Thánh Thể, cầu nguyện và làm việc tông dồ.

Có một lần ma quỷ hiện ra dưới hình người ghê tởm để cám dỗ Catharina, một sự cám dỗ thô bỉ chưa bao giờ xẩy ra cho nàng Catharina cảm thấy mình trải qua một sự cô đơn đau khổ nhất đời và thấy như Thiên Chúa bỏ rơi mình. Nàng đã kêu lên “Ôi lạy Chúa, Chúa ở đâu khi tâm hồn con qúa đau đớn và buồn bực vì sự cám dỗ ghê tởm và tồi tệ đó” Chúa đã hiện ra nói “Con yêu dấu, Cha vẫn ngự trong linh hồn con, thêm sức cho con bằng ân sủng của Cha” Bởi vì Thiên Chúa không ở trong tâm hồn Catharina, thì linh hồn đã trống vắng và tên ác quỷ đã chiếm ngự nơi đó rồi. Sự xấu xa kinh tởm của ma qủy đã được Catharina viết cuốn :

“Đối thoại” nàng viết “Thà đi trên đống lửa cho đến ngày phán xét chung, chẳng thà nhìn thấy tên qủy đó một lần nữa “số 68”

Ngoài những lần Chúa hiện ra như thế, và ngoài công việc bác ái xã hội, Catharina là một thiếu nữ đơn sơ chất phát, được Chúa cho làm nhiều dấu lạ như chữa bệnh nhân trong thời gian ôn dịch lây lan khắp Bắc Ý. Ngoài ra lịch sử còn nói cho biết, tuy là một thiếu nữ vốn yếu đuối và ít học, vậy mà Thiên Chúa dùng Catharina làm người   giảng hòa giữa nhiều tiểu vương và nhiều thành tri của nước Ý, cũng như đã thuyết phục và lo đưa Đức Giáo Hoàng Gregorio XI (1370 – 1378) cùng toàn bộ giáo triều từ Avingon nước Pháp về lại Roma (1378) chấm dứt cuộc lưu dầy 67 năm. Được đạt vào ban cố vấn Giáo Trìều, Catharina nhiều lần thúc giục Đức Urbanô Thứ VI (1378 – 1389) khẩn cấp cải cách hàng giáo sĩ và tu sĩ. Theo một bức thư của Nữ Cố Vấn này. Đức Thánh Cha ban nhiều sắc lệnh cải cách hàng giáo sĩ và giáo phẩm.

Một việc khác đáng ghi nhớ trong cuộc đời Thánh Nữ Catharina là trong hai năm cuối đời 1377 – 1378) nàng dã viết một cuốn sách rất thời danh trong Giáo Hội. Nhan đề “Đối thoại” Sự thực Catharina đã không viết một chữ nào, nội dung tất cả mọi lời trong cuốn sách đều là của Thiên Chúa Cha, dã nói với Người “con rất yêu dấu’ của Ngài là Catharina.

Người ta có thể đọc trong sách này những trí thức, sâu sắc, trong sắc tuyên Thánh Catharina 1461) Đức Pio II

Đã khẳng định rằng “Giáo lý của Thánh Nữ là Giáo lý được Chúa phú bẩm, không phải học hỏi mà có, Thánh Nữ là một Tôn Sư, các Tiến sĩ, các Giám Mục đã đặt cho Thánh Nữ những câu hởi khó khăn nhất về thần học về triết học và đã nhận được những câu trả lời rất thỏa đáng” Ngoài ra Giáo Hội còn giữ lại 381 bức thư Cetharina đã gởi tới Đức Giáo Hoàng, nhiều Hồng Y, Giám Mục, nhiều nhà cầm quyền nhìều chính trị gia, các cha linh hướng, nhiều huynh đoàn và môn đệ.

Trong những năm cuối đời, từ năm 1375 tại một nhà thờ ở Pisa, Catharina được in năm dấu kín nghiệm, Catharina qua đời ngày Chúa nhật 29-4-1380 mới 33 tuổi đời, cùng tuổi Chúa Giêsu tắt thở trên Thập Giá. Ngay sau khi qua đời, năm dấu hiện ra rõ ràng cho mọi người xem thấy.

Đức Giáo Hoàng Piô II đã ghi tên Catharina Siena vào sổ bộ các thánh năm 1461.

Năm 1861 Đức Piô thứ IX tôn phong thánh nữ làm bổn mạng thứ 2 của thành Roma, sau thánh Phêrô tông đồ. Thời Đức Piô XII thánh nữ được đặt làm bổn mạng Giáo Hội nước Ý. Đức Phaolô VI dã tôn phong thánh Nữ lên bậc Tiến Sĩ Hội Thánh, biệt hiêu là “Tiến Sĩ Tình Yêu”. Người đã được Thiên Chúa dậy và ban trí thông minh với lòng sốt mến như thiên thần Seraphim, nêm cũng cớ biệt hiệu là : (Người trinh nữ Seraphim) Lễ kính hàng năm vào ngày 29 tháng 4 .

Ghi chú : Từ năm 1968 danh từ dòng Nhất, Dòng Nhì và Dòng Ba là Dòng Anh Em Thuyết Giáo..

Ba Đức Noi Gương Thánh Nữ :

1.-Từ bỏ mình theo Chúa :

Nhận biết minh là hư vô hèn hạ và nhận biết Chúa là Đấng hằng hữu, là nguồn mạch hạnh phúc và yêu thương vô cùng. Tất cả những việc ta làm đều chẳng có giá trị gì trước mặt Thiên Chúa, nếu không có ơn Chúa ban cho.

Vì nhận biết mình là hư vô, yếu đuối, cho nên cần thiết ta phải từ bỏ mình trở về cùng Thiên Chúa, và cậy nhờ công nghiệp Chúa Kitô sống trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô.

Vì biết mình là hư vô, yếu đuối nên dã hoàn toàn bỏ mình. Thánh Nữ đã giữ trọn trái tim trong trắng và ý thông công để hiến tế cho bạn trăm năm chí thánh là Chúa Kitô. Việc khó khăn nhất trong sự bỏ mình là “Từ bỏ ý riêng tư của mình”.

Cầu xin : Lạy Chúa Giêsu nhân lành, xin hãy ban sức mạnh cho con quyết từ bỏ mình mà theo Chúa cho đến ngày được về quê trời, hưởng phúc đời đời như Thánh Nũ Catharina. Amen..

2.- Đức kính mến :

Cốt yếu sự trọn lành và nên thánh, không phải là làm các việc to tát lớn lao,. Vì yêu mến Chúa, Thánh Nữ đã hy sinh tột bậc để tuân theo thánh ý Chúa trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời, gặp trường hợp xẩy ra vừa ý hay trái ý, phấn khởi hay chán nản, mạnh khoẻ hay đau yếu, được khen ngợi hay bị chê trách, Thánh nữ vẫn bình tĩnh kết hợp ý chí mình với ý Chúa.

Cầu xin :

“Lạy Thánh Nữ Catharina, xin cầu thay nguyện giúp chúng con để xứng đáng được Chúa Giêsu, Bạn trăm năm của Thánh Nữ ban cho chúng con ơn kính mến, sốt sắng và tuân theo thánh ý Chúa suốt cuộc đời chúng con.

3.-Tinh thần cầu nguyện :

Cầu nguyện là sự hô hấp của linh hồn, cũng như người ta không thể sống mà không hô hấp, sự sự hô hấp là mang lại dưỡng khi cần cho máu được trong sạch và lưu thông khắp cơ thể để nuôi thân, bởi vậy sự cầu nguyện là tìếp tế cho linh hồn ta những ơn thần lực để linh hồn ta được sống, vậy ta phải luôn luôn cầu nguyện.

Vì thế nên thánh Nữ Catharina suốt đời đã say mê cầu nguyện sốt sắng, và nâng nhắn nhủ các con cái thiêng liêng đừng bao giờ quên lời cầu nguyện “Chúng con hãy cầu nguyện chẳng khi đừng “Có hai hình thức cầu nguyện”

 

            1.- Cầu nguyện trong những giờ nhất định, đó là đọc kinh nguyện ngẫm hằng ngày.

2.-Cầu nguyện liên lỷ rất cần thiết bằng cách kết họp với Chúa trong yêu mến, trong mợi sinh hoạt, đi lại ở mọi nơi và mọi lúc.

Cầu xin :

“Lạy Chúa Giêsu, từ nay chúng con dốc lòng làm tôi Chúa, xin ban cho chúng con được một tâm hồn sốt sắng cầu nguyện như Thánh Nữ Catharina, để chúng con kết hợp với Chúa trong mọi nơi, mọi lúc đều quy hướng về Chúa Amen.

 

SỰ HÌNH THÀNH VÀ SINH HOẠT

Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh.

PHẦN I.

Hiến Pháp của Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh : “Luật Sống Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Việt-Nam” do Dòng Đaminh Việt-Nam soạn thảo hướng dẫn.

           LUẬT SỐNG HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐAMINH

                                           VIỆT NAM

 

DẪN NHẬP : Vào thế kỷ thứ mười ba, tình hình tôn giáo và hoàn cảnh xã hội thế giới lúc đó, cách xa bây giờ gần 9 thế kỷ, nhưng Dòng Đaminh từ ngày lâp Dòng cho đến bây giờ vẫn thiết thực và cần thiết nhờ nhân cách, tính năng động. Càng tìm hiểu về Dòng, càng biết nhiều về Thánh Đaminh, càng yêu mến các anh em trong Dòng của Người..

Phần này rất dài, nên chì xin nói lên sự thành lập qua các Bề trên Tổng quyền từ ngày được thành lập và qua các Bề Trên Tổng quyền tu chính theo từng thời gian cho thích hợp.

PHẦN I

QUY LUẬT
HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐAMINH

-*Gồm sắc lệnh ngày 14 tháng 3 năm 1986 bỏ phìếu tán thành quy luật Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh ban hành tại Rôma ngày 15 tháng 1 năm 1987

*Văn Thư Công Bố của Bề Trên Tổng quyền gởi các huynh đoàn Giáo Dân Đaminh.

1.-HIẾN PHÁP NỀN TẢNG CỦA GIÁO DÂN ĐAMINH

*Gồm 24 điều (vì qúa dài nên chỉ giới thiệu các điều)

2.-TUYÊN BỐ CHUNG (Ban hành 16 tháng 2 năm 1987 gồm có 7 điều)

(Ban hành 15 tháng 11 năm 2007 gồm 7 điều chính và nhiều tiểu mục chi tiết).

PHẦN II

                                       QUY CHẾ

         HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐAMINH VIỆT NAM

*Các Văn Thư Phê Chuẩn

CHƯƠNG II

                         ĐỜI SỐNG HUYNH ĐOÀN

                                         MỤC I

                        KẾT HỢP VỚI THIÊN CHÚA

*Gồm 15 điều.

                         MỤC II

                              HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ

*Gồm 21 điều.

GHI CHÚ : Trong “LUẬT SỐNG” có tới 6 Chương Chính nhiều điều và nhìều phụ bản.

Vì trong trang Website không thể viết trọn bộ “Luật Sống” Ước mong quý vị nào muốn tìm hìểu về ơn gọi Đaminh trong đời sống gia đình xin liên lạc với huynh đoàn Đaminh Lavang. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số điều cần thiết như : điều 17, 19 và 96/I trong Mục II.

Điều 17. : Trong huynh đoàn, mặc dầu anh chị em có khác biệt về tuổi tác, giới tính và phần vụ, nhưng luôn hiệp nhất với nhau trong đức ái (x.1Cr 13,1tt). Và bình đẳng trong ơn gọi và sứ vụ (x.GH 32c). Vì vậy, anh chị em hãy đón nhận và giúp nhau nên thánh.

Điều 19. : Tất cả anh chị em, kể từ khi tuyên hứa, phải tham dự những buổi họp mặt hàng tháng của huynh đoàn. Đây chính là sinh hoạt diễn tả sự hiệp thông huynh đệ sâu xa của chúng ta.

Điều 96 / I : Nếu đoàn viên vắng mặt buổi họp hằng tháng sáu lần liên tiếp mà không báo cho đoàn trưởng, Ban phục vụ phải tích cực động viên, nhác nhở. Nếu đương sự vẫn tiếp cục vắng thêm ba tháng nữa, thì được kể là rời bỏ huynh đoàn cách bất hợp pháp, và do đó mất mọi quyền lợi trong huynh đoàn.

PHẦN II. SỰ HÌNH THÀNH và SINH HOẠT

NGÀY THÀNH LẬP :

 

ĐÔI LỜI PHI LỘ :

Theo quy luật Dòng Đaminh trước đây được gọi là “Dòng Ba Đaminh” được nằm trong ba ngành :

1/-Dòng Nhất : Gồm các linh mục tu sĩ. Chuyên lo việc rao giảng và truyền bá Phúc âm khắp bốn phương trời.

2/-Dòng Nhì các nữ tu sống chiêm niệm cách biệt thế tục, tận hiến cho Chúa.

3/-Dòng Ba là các giáo dân phần đời không phân biệt nam nữ, gìa trẻ, độc thân hay có gia đình.

a/-Nếp sống trong tu viện gồm những người theo đuổi đời sống tu trì cộng đồng, có quy luật riêng, giữ 3 lời khấn (Vâng phục, Khó nghèo và khiết tịnh)

b/-Dòng Ba ngoài đời hợp thành huynh đoàn, tuy ba nếp sống khác biệt, nhưng cùng chung một lý tưởng, một tinh thần..

c/Dòng Ba đã có “Thành Văn “ chính thức do Đức Gregorio IX long trọng châu phê ngày 25 tháng 5 năm 1235 mệnh danh : “Anh Em Chiến Sĩ Chúa Kitô”

            *Đức Innocentio VII gọi các phần tử Dòng Ba là : “Anh Chị Em Dòng Thuyết Giáo” và gọi là Hội Dòng (ordo) Kỷ luật của hội là một thể thức (forma) đời sống tu trì. Giáo Hội luôn luôn coi Dòng Ba như một thành phần của Dòng Thuyết Giáo. Bộ giáo luật đặt Đòng Ba trên các Đoàn hội khác (GL.701)

NGÀY THÀNH LẬP

Ngày 25 tháng 3 năm 1992 do văn thư cho phép của Cha Anthony Đào-Quang-Chính Giám Đốc Gia Đình Đaminh Miền Nam Hoa Kỳ.

NGÀY KHAI SINH :

a/-Buổi họp được triệu tâp ngày 10 tháng 5 năm 1992 do cha chánh xứ Vincent Nguyễn-Hữu-Dụ Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang chủ tọa với 31 thành viên.

BẦU BAN PHỤC LÂM THỜI :

b/-Ngày 14 tháng 7 năm 1992 tiến hành bầu cử huynh đoàn trưởng, kết qủa huynh đoàn trưởng tiên khởi :

– Hội trưởng : Ô. Phêrô Đoàn-Đức-Trạc

Hội phó : Ô. Vincent Đinh-Viết-Cẩn

Thủ quỹ : Bà Maria Trần-Thị-Hoa

Ủy Viên Xã Hội :

– Bà Maria Nguyễn-Thị-Thập

– Ông Louis Võ-Thành-Tín

– Bà Maria Hoàng Maria Hoàng-Kim-Thủy.

Vì lý do sức khỏe, ngày 12 tháng 10 năm 1992 ông Vincent Phêrô Vũ-Quang-Khánh thay thế. Ô. Vincent Đoàn-Đức-Trạc.

*Thánh Bổn Mạng của Hội Dòng Ba Lavang :

*Thánh Nữ CATARINA SIENNA.

BẦU BAN PHỤC VỤ CHÍNH THỨC : (ngày 25 tháng 10 năm 1993.) :

– Hội Trưởng : Ô. Vincent Đoàn-Đức-Trạc

– Hội phó : Ô. Vincent Vũ-Quang-Khánh

– Hội phó II : Bà Maria Trịnh-Thị-Đàm

– Thư ký : Ô. Phêrô Nguyễn-Thanh-Khiêm

– Thư ký 2 : Ô.Phêrô Mai-Ngọc-Ánh

– UVPV : Ô. Giuse Trương-Trọng-Bình

– PUVPV : Ô. Phêrô Trần-Quảng.

BẦU BAN PHỤC VỤ NHIỆM KỲ 1996 – 1999

(Danh từ Ban Trị Sự được thay thế bằng danh từ Ban Phục Vụ) theo Thủ Bản Huynh Đoàn Đaminh phổ biến ngày 17.11.94)

– Hội trưởng : Ô. Vincent Vũ-Quang-Khánh

– Phó Nội Vụ : Ô. Gioanbaơtixita Nguyễn-Văn-Chàng

– Phó Ngoại Vụ : Ô. Phêrô Mai-Ngọc-Ánh

– Thư ký : Gioan Baotixita Nguyễn-Văn-Ấn

– Thư ký : Chị Têrêsa Hoàng-Thị-Kim-Loan

– Thủ quỹ : Ô. Phêrô Trần-Quảng

– Trưởng ban xã hội : Chị Maria Nguyễn-Thị-Thập

– Phó trưởng ban XH : Chị Maria Trịnh-Thị-Đàm

BẦU BAN TRỊ SỰ NHIỆM KỲ 1999 – 2002 (Ngày 13 tháng 10 năm 1999)

– Huynh Đoàn Trưởng : Ô. Vincent Vũ-Quang-Khánh

– Huynh Đoàn phó I : Chị Maria Nguyễn-Thị-Thập

– Huynh đoàn phó II : Ô. Phêrô Mai-Ngọc-Ánh

– Ủy viên huấn đức : Ô. Phêrô Nguyễn-Thanh-Khiêm

– Thư ký : Ô. Gioan Baotixita Nguyễn-Văn-Ấn

– Thủ quỹ : Ô. Phêrô Trần-Quảng

– Phó thủ quỹ : : Chị maria Vũ-Thị-Lùng

– Ủy viên liên lạc : Chị Maria Phạm-Thị-Hoa

– Ủy viên xã hội : Bà Maria Mai-Thị-Tho

– Phó ủy ban XH : Chị Maria Trịnh-Thị-Đạm

– Ủy viên :            Bà Maria Rosa Nguyễn-Thị-Hảo

–           -nt-          Bà Maria Phạm-Thị-Hoa

–           -nt-          Bà Maria Vũ-Thị-Lùng

– Ngày 14 tháng 11 năm 1999 thành phần ban phục vụ được bổ sung thêm :

– Ủy viên Tông Đồ : Ô. Đaminh Phan-Mạnh-Trí

– Ủy viên xã hội :   Bà Maria Nguyễn-Thị-Đích

– Ủy viên xã hội :   Bà Têrêsa Bùi-Thị-Tân

BẦU BAN PHỤC VỤ NHIỆM KỲ 2002 – 2006 :

– Huynh Đoàn trưởng : Gioanbaotixita Nguyễn-Văn-Chàng

– Phó Nội vụ : Mạria Nguyễn-Thị-Thập

– Phó ngoại vụ : Phêrô Trần-Quảng

– Thư ký :         Đaminh Lưu-Ngọc-Bích

– Huấn Đức :     Phêrô Huỳnh-Kim-Chương

            – Thủ quỹ : Maria Vũ-Thị-Lùng

– Goretti Trương Ngô-Goretti -Thiệp

BẦU BAN PHỤC VỤ NHIỆM KỲ 2006 – 2011 :

Ghi chú : – Trước khi nhiệm ký mãn hạn vào tháng 7/2006 trong buổi họp định kỳ hàng hàng của huynh đoàn, huynh đoàn trưởng thông báo trước buổi họp huynh đoàn, để ban tổ chức bầu cử đã được quy định trong “Luật Sống” chuẩn bị tổ chức bầu cử. Nhưng đa số anh chi em trong huynh đoàn yêu cầu toàn thể ban phục năm 2002 – 2006 tiếp tục phục thêm một nhìệm kỳ nữa. và được sự chuẩn thuật của cha linh hướng Đaminh Trịnh-Thế-Huy. Cũng là cha Chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Lavang.

*Vì vậy thành phần Ban Phục Vụ nhiệm kỳ 2002 – 2006 vẫn giữ như trên cho nhiệm kỳ 2006 – 2011.

BẦU BAN PHỤC VỤ NHIỆM KỲ 2011 – 2015 :

-Huynh đoàn trưởng : Đaminh Lưu-Ngọc-Bích

-Huynh đoàn phó Ngại-vụ : Phêrô Trần-Quảng

-Huynh Đoàn phó Nội vụ : Anna Đào-Thị-Rành

-Ủy Viên Huấn Đức : Phêrô Huỳnh-Kim-Chương

-Thư ký : Giuse Phạm-Đinh

-Thủ quỹ : Giuse Đỗ-Minh-Giám

-Tông Đồ Bác Ái : Đaminh Bùi-Thiện-Kha

-Ủy viên kế hoạch : Phêrô Nguyễn-Văn-Công.

SINH HOẠT VÀ HỌC TẬP :

– Mỗi tháng họp định kỳ vào Chúa Nhật thứ Hai của tháng, từ 9.00 A.M – 10.15 AM

– Báo cáo công tác huynh đoàn đã làm

– Chuẩn bị những công tác sẽ làm

– Bàn thảo kế hoạch chung để phát triển huynh đoàn

– Học tập tu đức và kỷ luật dòng theo “Luật Sống”…

– Đặt chương trình thăm viếng các đoàn viên già, yếu.

– Cầu nguyện cho các đoàn viên đã qua đời và già yếu.

– Tham dự thánh lễ phát tang, an táng, và cầu nguyện tại nhà quàn cũng

như tại tư gia khi có đoàn viên qua đời. v.v…

SINH HOẠT HÀNG NGÀY :

-Khuyến khích các đoàn viên tham dự thánh lễ sáng và chìều.

-Tham dự giờ chầu Thánh Thể và kinh chiều

-Đặc biết Thứ Tư hàng tuần huynh đoàn chia nhau chầu Thánh Thể (từ 9.30 A.M đên 5.30 PM.

-5.30 PM giờ Kinh Phụng Vu (Kinh Chiều)

-Phụ trách giờ tôn kính và khấn thánh Martinô trước tu xá Đaminh, kỷ

niện Người 50 năm được ghi vào hàng hiển thánh.

-Tuy không đặc trách việc gây quỹ giáo xứ qua việc buôn bán, nhưng các

Đoàn viên vẫn tham gia với tư cách cá nhân với các hội doàn khác

QUAN NIỆM SỐNG : Noi gương Cha Thánh Đaminh Tổ phụ Dòng và thánh Nữ bổn mạng huynh đoàn CATARINA SIENNA : luôn liên lỉ cầu nguyện, hy sinh thì giờ để âm thầm sống với Chúa vì Chúa và trong Chúa, “Nói với Chúa và về Chúa”

THÀNH QUẢ : Từ lúc sơ khởi với 31 đoàn viên. Đến nay số đoàn viên gia tăng trên 200 Đoàn viên.

HÌNH ẢNH SINH HOẠT :

Lavang, ngày 14 tháng 10 năm 2012

Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Lavang

Ban Phục Vụ

Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Lavang

        BAN PHỤC VỤ HUYNH ĐOÀN

Stt.      Họ Và Tên   Điện Thoại Cell Phone Ch/Vụ
  1 Lưu-Ngọc-Bích   281.893.5348 832.643.3320 H/đt
  2 Trần-Quảng    281.999.8455 713.998.0553 H/đpnv
  3 Đào-Thị-Rành   832.646.6833 H/đpnv
  4 Huỳnh-Chương    281.586.7298 832.641.5880 H/đức
  5 Bùi-Thiện-Kha    281.583.8783 734.545.3263 TĐ/B/A
  6 Phạm-Đình    281.880.9965 832.348.0983 Thư ký
  7 Nguyễn-v-Công    281.587.9687 713.298.0766 Kế /h
  8 Đỗ-Minh-Giám    281.586.8834 832.606.8050 Th/quỹ

 

Lưu-ý :  Đìều 17.Mục II Hiệp thông huynh đệ, mặc dù anh chị em có khác biệt về tuổi tác, giới tính và phần vụ, nhưng luôn hiệp nhất với nhau trong đức ái (x.1Cr 13.1tt) và binh đẳng trong ơn gợi và sứ vụ (x.GH.32c). Vì vậy anh chị em hãy đón nhận và giúp nhau nên thánh.

            Điều 19. : Tất cả anh chị em, kkể từ khi tuyên hứa, phải tham dự những buổi họp mặt hành tháng của huynh đoàn. Đây chính là sinh hơạt diễn tả sự hiệp thông huynh đệ sâu xa của chúng ta.

            Đìều  96/1Nếu đoàn viên nào vắng mặt buổi họp hằng tháng sáu lần liên tiếp mà không báo cho đoàn trưởng, Ban phục vụ phải tích cực động viên, nhắc nhở. Nếu đương sự vẫn tiếp tục vắng thêm ba tháng nữa, thi được kể là rời bỏ huynh đoàn cách bất hợp pháp, và do đó mất mợi quyền lợì trong huynh đoàn

                     CÁC TOÁN TRƯỞNG TOÁN PHÓ

Stt     Họ Và Tên Điện thoại  Cell phone Ch/v
  1 Nguyễn-T-Thập        713.899.1889 713.806.0351 T/ 1
  2 Nguyễn-Thị-Lụa 281.580.8702   TP/1
  3 Đinh-Ngọc-Cần 281.251.9975 281.919.8925 T/2
  4 Lê-Văn-Thuận 281.880.5320 832.283.8287 TP/2
  5 Nguyễn-Quế 713.269.7417 T/3
  6 Phạm-Thị-Điễm 832.390.7315     TP/3
  7 Nguyễn-T-Soi 281.586.7217   T/4
  8 Phạm-Thị-Nguyệt 832.660.7568    TP/4
  9 Phạm-Canh-Dần 281.631.0557 281.248.3237          T/5
 10 Nguyễn-V-Trịnh 281.583.7207            T/5
 11 Nguyễn-V-Lượng 281.370.5665 281.943.4602          T/6
 12 Ng-T-Hồng-Điệp   281.210.8648         TP/6
 13 Bùi-Thiện-Kha 281.583.8783 734.545.3263         T/7
 14 Trần-Quang-Đản 281.586.0942           TP/7
 15 Phạm-Thị-Nguyệt 832.660.7568   TP/7

GHI CHÚ :  * Mỗi khi có việc gì liên quan tới công việc sinh hoạt về huynh đoàn :

            1/-Những đoàn viên thuộc  toán nào thì liên lạc với toán trưởng hoặc  toán phó liên hệ.

            2/-Trường hợp liên can tới huynh  đoàn thì  liên lạc với Ban Phục Vụ..

            3/-Trường hợp khẩn cấp có thể báo bất cứ ai trong Ban Phục Vụ để chuyển  tới huynh đoàn  trưởng.

            4/-Chỉ phổ biến trong nội bộ của gia đình huynh đoàn Giáo Dân Đaminh Lavang.

                         Lavang, ngày 1 tháng 8 năm 2012

                          Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh


 

7AP 3522

Daminh 5

Daminh 1Daminh 2Daminh 3Daminh 4Daminh 6Daminh 7Daminh 8Daminh 9

Ong Luu_Bich