Suy Niệm Sáu Tuần IV Thường niên C

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 6: 14-29)

 

14 Vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.”15 Kẻ khác nói: “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.”16 Vua Hê-rô-đê nghe thế, liền nói: “Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy! “17 Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê,18 mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài! “19 Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được.20 Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

21 Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê.22 Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.”23 Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.”24 Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây? ” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.”25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.”26 Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô.27 Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục,28 bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.29Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.
 

Noel Quession – Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Dt 13,1-8

Trong phần kết thư gửi người Do Thái? đòi hỏi vài thái độ luận lý rất thực tiễn. Đức tin không thể dừng lại ở trí khôn. Nó phải diễn ra thành những thái độ và dấn thân cụ thể.

1. Tình yêu huynh đệ : tình bác ái huynh đệ phải tồn tại trong anh em. Anh em đừng lãng quên việc cho khách đỗ nhà . Anh em hãy nhớ đến những tù nhân. . . và hãy nhớ đến những kẻ đau khổ, vì chính anh em cũng đang ở trong thân xác như họ.

Phải yêu thương tha nhân, vì chúng ta cùng chung thân phận con người, và vì nỗi khổ của họ ngày kia cũng có thể thành nỗi khổ của chúng ta. Phải đặt mình vào địa vị người khốn khổ. Và làm cho họ điều ta ao ước cho mình nếu chúng ta ở vào cảnh huống của họ.

nguyên tắc sơ đẳng này, nếu được sống thực, sẽ giúp giải quyết được bao nhiêu là những vấn đề xã hội.

2. Sự trinh khiết của hôn nhân : mọi người phải tôn trọng hôn nhân, hãy giữ phòng the cho tinh khiết, vì Thiên Chúa sẽ đoán phạt những người tà dâm và ngoại tình.

Đựơc Chúa Kitô thánh hóa và đã dự phần Nước trời, chúng ta không được cư xử trong việc phái tính, như những người tin tưởng và trao trọn đời sống họ cho thế tạm này.

3. Siêu thoát bạc tiền : Trong nếp sống anh em đừng tham lam, hãy bằng lòng với những gì đang có.

Với thái độ cụ thể thứ ba này, chúng ta còn ở trong điều chân thực thường nhật nhất. Thực. tế, việc xét nình mà chúng ta: phải được đề cập tới ba điểm bày : mối liên hệ của tôi với tha nhân…

– việc- phái tính của tôi…

– thái đô của tôi đối với tiền bạc..

4. Sự kính trọng các thủ lãnh cộng đoàn : Anh em nhớ đến các vị lãnh đạo anh em , là những người đã rao giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem đời họ kết thúc ra sao mà noi gương đức tin của họ.

Những người hướng dẫn, những thầy dạy thiêng liêng này là những đại tiện của Chúa Kitô giữa chúng ta : “lời” của họ phản ánh “lời” của Chúa.
Tôi không phải cầu nguyện nhiều hơn cho những người mang trọng trách trong Hội Thánh sao ?

Đức Kitô hôm qua, hôm nay, và cho đến muôn đời vẫn như thế.

Phải suy gẫm thật lâu kiểu nói này, cái nhân vững chắc của Đức tin chúng ta, chính là Chúa Giêsu Kitô bất biến, là một của hôm qua, và hôm nay, vì là vĩnh cửu. Và chúng ta cần. nương tựa vào tính vững bền này.

Những điều đó không muốn nói rằng chúng ta phải đề cao những thái độ cứng lạnh vào bảo thủ cách sai. lầm, cả trong thần học.

Giáo thuyết Đức tin. phát triển qua các thế hệ theo sự công bố của Chúa Giêsu như “hạt giống sống động” từ “hạt nhỏ thành cây lớn. ~ (Mt 13,31).
Ngày 1 1 tháng 10 năm 1962, khi. long trọng khai mạc Công đồng, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã diễn tả rất đúng vấn đề thường xuyên này của Hội Thánh .

Trong hoàn cảnh hôm nay của xã hội, một số người chỉ nhìn thấy những đổ vỡ và tai họa, họ có thói quen nói rằng thời đại, của chúng ta tồi tệ một cách sâu đậm hơn các thế hệ đã qua ; họ cư xử như là lịch sử, thầy dạy của cuộc sống, không có gì để dạy họ và như là thời các công đồng trước kia đã hoàn hảo trong những , gì đã liên quan tới giáo thuyết Kitô giáo các phong tạc và sự tự do chân chính của Hội Thánh kho tàng Đức tin, chúng ta không gìn giữ như là chỉ lo cho quá khứ, mà còn phải vui mừng làm công việc mà thời đại chúng ta đòi hỏi, theo đường Hội Thánh đã đi từ (hơn) hai mươi thế kỷ qua.

Bài đọc II: NĂM CHẴN : Hc 47,2-11

Sau khi Đavít băng hà khá lâu sách thánh vẫn còn tiếp tục tán dương ông. Trong sách Huấn ca, còn gọi là sách của Sirac, có trang nói về Đavít mà ta đọc hôm nay.

Vào thời Sirắc trong Ít-ra-en, không còn vị qua nào hết. Bề ngoài mà xét, lời tiên tri trứ danh của Nathan đã không thực hiện. Vì thế, Sirắc hướng hi vọng quốc gia về các vị thượng tế “Aaron và Phinêa : chức tư tế thay thế chức vương giả, đền thờ Giêrusalem là nơi duy nhất nối kết toàn dân Thiên Chúa, mặc cho ngôi vua còn để trống.

Bởi thế Sirắc ngợi khen Đavít bằng cách gán cho ông một diện mạohầu như là tư tế.

Đavít được chọn giữa con cái Ít-ra-en. Ong đã khẩn cầu Yavê Tối Cao. 

Các cuộc chiến thắng phàrn trần của ông đã được trình bày như là một ân huệ của Thiên Chúa, như một thành quả của lời cầu nguyện.

Nếu ông đã đánh gục tên Gôliát hung hãn, thì không nhờ sức mạnh cánh tay ông, mà trái lại Đa vít là một cậu bé tầm thường, chỉ biết nương cậy vào một mình Thiên Chúa để chiến thắng. Phần tôi thì sao ? Tôi có khẩn cầu Thiên Chúa Tối Cao không ?

“Được lựa” “được chọn” “được xức dầu” là Đấng Ki tô. 

Các từ này đểu có nghĩa tương đồng.

Đavít là người được Thiên Chúa “chọn ” là Đấng được “xức dầu ” của Thiên Chúa, mà theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “christos”.

Thiên Chúa khởi xướng. Thiên Chúa lựa chọn.

Tôi có biết trả lời, đáp ứng không.

Mọi Ki tô hưu là “một Ki tô khác”.

Trong mọi hành động, ông dâng lời cảm tạ Đấng Thánh, Đấng ‘Tối Cao bằng các lời ngợi khen. Ông hát xướng các bài ca vịnh. với tất cả tâm hôn, và ông yêu mến Đấng Tạo thành mình.

Đó là lời tán dương đẹp nhất Ben Sirac có thể thực hiện. Đavít là tác giả Thánh Vịnh. Đavít là “danh ca” của Thiên Chúa.

Thực sự chúng ta biết rằng một số lớn Thánh Vịnh là do Đavít sáng tác. Như thực tế ông lại còn là thi sĩ. Chúng ta đã thấy ông hân hoan nhảy mừng trước khám Giao ước .

Ông thành lập ca đoàn trước tế đàn và nhờ cung giọng của họ, các bài ca nghe du dương hơn ông tổ chức những cuộc lễ huy hoàng, ông làm cho các ngày lễ thêm phần long trọng.

“Lễ bái” là điểm cốt yếu đối với con người.

“Niềm hoan lạc” là điểm cốt yếu đối với con người.

Một lần nữa, tôi tự vấn về đề tài này. Đức Ki tô qua cuộc Phục sinh của Người, đã thiết lập một “lễ” cho tâm hồn con người, để mạc khải cho con người ý nghĩa cuộc đời.

Tôi có là “con người được cứu chuộc ? tôi có lấy làm vui mừng vì được “hứa cho sống lại ?” Đời tôi có “vui ca” không ? hơn nữa tôi tham dự vào lễ nghi phụng vụ của Hội Thánh, thế nào ? Tôi có góp phần để các cuộc lễ thêm phần long trọng không ?

Để ca ngợi danh Thánh Yavê, thì từ sáng tinh sương, tiếng họ ca hát đã vang lên trong thánh điện.

Danh từ “thánh thể.”(eucháristia) theo tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tạ ơn” ngợi khen. Trót cuộc đới tôi có là một lễ tạ ơn không ? Toàn thể dân Chúa có một vai trò tư tế : tiến dâng Chúa sự phụng thờ thiêng liêng, là hiến dâng đời ta.

BÀI TIN MỪNG : Mc 8,14-2

Nhóm Mười Hai đã ra đi một mình, tiến vào các làng mạc. Trong thời gian đó, Chúa Giêsu đã làm gì ? Marcô không nói tới. Chắc Chúa Giêsu phải nghĩ đến các bạn hữu của Người. Họ đang gặp phải sự chối từ mà Người đã báo trước cho họ. Người phải cầu nguyện cho họ… Đó là kinh nghiệm đầu tiên của Giáo hội còn rất non yếu !

Chắc chắn, sứ vụ đầu tiên này đã kéo dài vài tuần lễ hay vài tháng, bởi vì trước khi thuật lại cho ta cuộc trở lại của các môn đệ bên cạnh Chúa Giêsu, Marcô cảm thấy cần phải đưa ra cho chúng ta một thời kỳ trung gian. Và điều mà ông sẽ kể cho ta, không phải được xen vào đó một cách ngẫu nhiên : Chúng ta sẽ thấy một kiểu cách tiếp đón mà người ta hành xử với “những nguờì được Thiên Chúa sai gửi đến”… Bề ngoài về phương diện nhân loại, Gioan Tẩy Giả là một trường hợp thất bại. Đó là bối cảnh của sứ vụ đầy bi đát “Họ đã đối xử với Thầy như thế nào, thì họ cũng sẽ đối xử với các con như vậy”.

Vua Hêrôđề nghe nói về Chúa Giêsu, vì dành tiếng người đã lẫy lừng.

Danh tiếng Chúa Giêsu lẫy lừng, nhất là vào lúc mà nhóm môn đệ xuất hiện để đóng một trật tràn vào sáu thành phố ! Khắp nơi người ta đã bắt đầu nói về Chúa Giêsu giờ đây Người lại có những người đại diện hoạt động nhân danh Người. . . Hoạt động của Người được tổ chức, hình thành..: Điều đó bắt đầu gây tiếng vang dần dần.

Và người ta nói : “Chính Gioan đã từ cõi chết sống lại…”. Kẻ khác nói : “Đó là Elia”.. .Kẻ khác nữa lại bảo : “Đó là một tiên tri như những tiên khác”.

Từ đầu, ta đã thấy, những nhóm dân chúng đến với Chúa đơn thuần vì những phép lạ của Người. Giờ đây, những con người đơn sơ đó bắt đầu đặt giả thuyết. Trong khi những đối thủ đã có những phán đoán cứng ngắc ( đó là một tên khùng điên, một kẻ bị quỷ ám ), thì dư luận quần chúng vẫn còn tìm hiểu : còn người đó có phải là Gioan Tẩy Giả, hay là Êlia, hoặc là một vị tiên tri. Tất cả những lời phỏng đoán trên chứng tỏ, người ta vẫn dành cho Chúa một sự tôn quý nào đó. Đó là một vĩ nhân, một người của Thiên Chúa, một con người được linh hứng, một tiên tri”.

Còn tôi thì sao ? Tôi nói gì về Chúa Giêsu ?

Lạy Chúa, đối với con, Chúa là ai ?

Ngày nay, câu hỏi về Chúa Kitô luôn được đặt ra. Mới đây những thiếu nữ đã bày tỏ với vị tuyên úy của họ : Họ không thể tin được “Đức Giêsu là Thiên Chúa”. Đó không phải là điều gì mới lạ ! Là những người chứng kiến tại chỗ, thế mà những người đồng thời với Chúa Giêsu chúng không tìm hiểu trọn vẹn mầu nhiệm của Người… và thường họ đã nhầm lẫn về căn tính thâm sâu của Người. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đức tin. Lạy Chúa, giữa những mối nghi ngờ, xin củng cố tâm trí chúng con luôn sẵn sàng và rộng mở để khám tìm sâu xa hơn. Xin thông tỏ Chúa ra ! xin dẫn dắt chúng con bước theo Chúa vào trong vùng sâu thẳm của Chúa, vào lãnh vực mà những khám tìm nhân loại của chúng con không thể đạt thấu, vào trong mầu nhiệm của chính Chúa.

Nhưng để thực hiện được điều đó, cần phải năng thực tập cách từ từ và kiên bền. Không phải ngay ngày đầu tiên mà một người tình có thể khám phá được người mình yêu thương.

Mỗi ngày, tôi đã trải qua khoảng thời gian nào để kết hiệp với Chúa Kitô ?

Và con ngỡ ngàng ra sao, khi hiểu biết Chúa rất ít ?

Nghe nói về Chúa Giêsu., Hêrôđê nói : “Đó chính là Gioan trẫm đã cho chặt đầu, nay sống lại”. 

Thông thường vì sự lệch lạc của tiếng nói “lương tâm” mà Thiên Chúa mới len lỏi vào một người. Hêrôdê không thể tự hào về nếp sống của mình : ông đã giết người cách bất công ! Việc đó làm ông luôn bối rối. Chúa Giêsu là người đến đánh thức lương tâm mê muội của ông : liệu ông có lắng nghe người không ?

Trình thuật về cái chết của Gioan Tẩy Giả.

Marcô lợi dụng cái chết này để thuật lại tội giết người mà mọi người tại Palestin đều nói tới, Chúa Giêsu vừa mới nói, kết quả bề ngoài của sứ vụ không chác chắn : Người đã lưu ý điệu đó trước khi sai gửi bạn hữu Người.

Và những độc giả đầu tiên của Marcô tại Rôma, cũng đang sống trong cảnh bị bách hại. Đó là cuộc Thụ Khổ có tính cứu độ đã bắt đầu, và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.

Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
 

Mc 6,14-29

Cái chết của Gia-an Tẩy Giả.

HOÀN CẢNH :

Công việc truyền giáo của nhóm các Tông Đồ đã làm cho danh tiếng Đức Giê-su lan tràn khắp nơi. Điều này khiến cho vua Hê-rô-đê lo ngại về ngôi vua của mình.

Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô ghi lại mối lo của vua Hê-rô-đê về Đức Giê-su và tường thuật cái chết của Gio-an Tiền Hô, để trình bày cho chúng ta rằng số phận của Gio-an tử đạo cũng là số phận của Đức Giê-su và của những ai theo làm tông đồ cho Chúa.

TÌM HIỂU :

14-16 “Vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su … ” :

Từ ngày Gio-an bị chém đầu, danh tiếng Đức Giê-su cũng được thiên hạ đồn đi khắp nơi. Vua Hê-rô-đê An-ti-pa rất lo ngại, nên đã sai người đi dò xét dư luận. Nhưng mỗi người nói mỗi khác. Ong tự nhủ : Gio-an đã phục sinh để oán trách tội ngoại tình và sát nhân của mình. Vì thế, vua muốn gặp Đức Giê-su để tự dò xét xem thực hư.

17-29 “Số là vua Hê-rô-đê đã sai đi bắt Gio-an …” :

Kể lại việc Gio-an Tiền Hô bị chém đầu, ở đây thánh sử Mác-cô có ý đánh tan dư luận cho rằng Đức Giê-su là Gio-an sống lại. Cái chết của Gio-an được kể lại sau khi Đức Giê-su đã bị giới lãnh đạo giết (3,6), bị thân nhân coi là mất trí (3,21), bị dân lành khinh dể (6,4), như một điềm báo trước số phận của Đức Giê-su. Và như vậy suốt cuộc đời của ông Gio-an đều phục vụ sứ mạng tiền hô của Chúa Giê-su .

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Thánh Mác-cô trong đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy những con người đối nghịch với nhau luôn có mặt trong xã hội trần gian.

Người công chính (Gio-an Tiền Hô) và người tội lỗi (Hê-rô-đê, Hê-rô-đi-a) : người tội lỗi thường gây thiệt hại cho người công chính, vì bóng tối sợ ánh sáng.

Điều đó giúp chúng ta biết bình tĩnh và chấp nhận những thiệt thòi do những người xấu gây ra cho mình.

2. Nhìn vào Hê-rô-đê : một con người nhu nhược trước tiếng nói của lương tâm, của người công chính vì ông quá ham mê sắc dục và danh vọng ở đời.

Khi có những đam mê về sắc dục và danh vọng ở đời, chúng ta dễ mù tối trước tiếng nói của lương tâm và lời khuyên nhủ, chỉ vẽ của những người khôn ngoan.

– Hê-rô-đê đã thề hứa những điều vô lối, đã không đủ tỉnh táo để cân nhắc hậu qủa những lời nói và hành động của mình, chỉ vì ông đã không khắc phục được con người xấu xa của mình : ham mê sắc dục.

– Hê-rô-đê không cư xử bằng đức ái, nhưng ông sống ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân mình, và vì quyền lội đó ông sẵn sàng làm hại người khác như ông đã cướp vợ của anh mình.

– Hê-rô-đê coi thường tiếng nói của lương tâm : lúc đầu còn phân vân áy náy khi làm điều xấu; nhưng dần dà ông xua gạt những cảnh cáo của lương tâm ngày càng trở nên chai cứng mù quáng trước những lời nhắc bảo và cảnh giác của người công chính như Gio-an.

– Hê-rô-đê là điển hình của người thuộc về thế gian, không có tinh thần của công dân Nước Trời.

3. Nhìn vào Hê-rô-đi-a : một người đàn bà gian ác và đã dã tâm xúi giục Hê-rô-đê giết Gio-an để trả thù và để dễ dàng sống theo con đường bất chính của mình.

Hê-rô-đi-a là hình ảnh của những kẻ ác ở trong bóng tối sợ ánh sáng.

4. Nhìn vào Hê-rô-đê và Hê-rô-đi-a : Chúng ta nhận ra rằng khi con người bị vướng mắc vào đam mê khoái lạc và ham danh vọng thì thường sinh ra ghen tương, đố kỵ, ganh tỵ, oán thù và gian ác.

5. Nhìn vào Gio-an Tiền Hô :

– Gio-an Tiền Hô đã bị vua Hê-rô-đê tống ngục vì ngài đã dám nói sự thật, tố cáo Hê-rô-đê làm điều loạn luân.

– Gio-an là tiền hô của Đấng Cứu Thế :

+ Sẵn sàng hy sinh danh dự, bị tống ngục để bảo vệ sự thật.

+ Sẵn sàng hy sinh mạng sống để chống lại tội lỗi, bất kể tội ấy là do ai.

+ Cái chết của Gio-an là chứng cứ và dấu hiệu hoàn hảo nhất để loan báo về cái chết của Chúa Giê-su.

– Với cái chết của Gio-an Tiền Hô, chúng ta hình dung được số phận của các môn đệ, của các chứng nhân cho Chúa Ki-tô. Người tông đồ của Chúa phải là người trung thành với sự thật, dù sự thật đem tới số phận hẩm hiu, thiệt thòi, đau thương.

HTMV Khóa 10 – ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn