Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?”. Chúa Giêsu nói với họ rằng: “Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da mới hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn”.
Ăn chay là một trong ba việc tốt (ăn chay, cầu nguyện và bố thí) mà một người Do thái đạo đức thường làm. Các nhóm tôn giáo trong thời Chúa Giêsu cũng thường ăn chay để tỏ lòng thánh thiện.
Giáo Hội sơ khai đã ăn chay ngày thứ Tư và thứ Sáu (x. Didache 8:1) trong khi chờ đợi ngày trở lại lần thứ Hai của Chúa, sự trở lại của chú rể.
Hai hình ảnh của quần áo và rượu nhấn mạnh sự không tương thích giữagiảng dạy của Đức Giêsu và các lề luật và giáo huấncủa Do Thái giáo. Quần áo cũ và bình da đựng rượu cũ được Chúa nói đến Do Thái giáovà cách hành đạo của người Do Thái đạo đức.
Quần áo mới và rượu mới được hiểu là sự mới mẻ triệt để của những lòi dây và giáo lý của Chúa Giêsu. Vì thế, với hành động của lòng đạo đức của Do Thái giáo không thể hoà hợp được trong giai đoạn mới của sự cứu rỗi đang được ló dạngvới Chúa Giêsu.
Khi có mấy môn đệ của ông Gioan đến gặp Đức Giêsu thắc mắc về chuyện họ phải ăn chay trong khi môn đệ của Chúa thì không. Bấy giờ Chúa Giêsu giải thích cho họ biết thêm vì “khách dự tiệc cưới không thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn”.
Chúa Giêsu trả lời cho họ rằng: ăn chay cũng là việc tốt nhưng phải làm đúng thời điểm, nhất là đúng mục đích. Thời vui mừng (tiệc cưới) thì không nên ăn chay. Hơn nữa ăn chay mà để phô trương công đức thì lại càng không nên. Hình ảnh bầu da cũ và mới cùng với rượu cũ và mới muốn nói đến thái độ thích hợp cho mọi việc, ngay cả những việc đạo đức.
Khi khẳng định điều này, Đức Giêsu quả là một người quan sát tinh tế vì ở thời đó người ta chưa có bình đựng rượu nên họ thường chứa trong một cái bầu làm bằng da thú. Nếu rượu cũ đổ vào bầu da mới, rượu lên men và thải ra lượng khí carbon độc hại, túi da sẽ rách và rượu chảy ra ngoài. Trái lại rượu mới phải chứa trong bầu da mới vì da mới có tính đàn hồi nên sẽ không bị rách.
Chúa Giêsu còn dùng một hình ảnh rất quen thuộc với mọi người như việc lấy vải mới vá vào áo cũ, miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng rách to hơn. Với lối nói so sánh bằng hình ảnh, Chúa Giêsu muốn mời gọi chúng ta cần có một tư tưởng mới, một cái nhìn cởi mở thì mới hiểu được những việc Chúa làm, hiểu được những giá trị của Tin Mừng. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng lề luật giúp người ta không bị héo mòn trong mớ lề luật để vươn lên tầm cao mới của tình yêu mến. Việc ăn chay, đi lễ, đọc thiên kinh vạn quyển mà thiếu đức ái thì việc ấy có ích gì. Nếu chỉ giữ lề luật mà trong lòng còn chất chứa sự hận thù ghen ghét, đối xử bất công với người khác thì nào có ích gì.
Trong cuộc sống, không phải cái gì cũ cũng là xấu, trái lại kỷ niệm xưa thì đáng trân trọng, bạn cũ, đồ cổ thì quý. Trái lại cũng có trang vở mới tinh khôi, thanh khiết, có con đường mới thẳng tắp, chiếc cầu mới nối liền nhịp sống hai bên bờ sông…Đó là cái mới đáng trân trọng được xây nền tảng cái cũ, được chắt lọc từ sự tinh túy của cái cũ. Chúa Giêsu đã đến không phải để phá bỏ cái cũ nhưng kiện toàn và khắc lên đó một tinh thần mới, tinh thần khiêm tốn phục vụ và yêu thương trọn vẹn.
Rượu mới là Tin mừng, hay Đức Giêsu, đấng tự giới thiệu là Tân lang. Bầu da mới là con người được canh tân thì mới có thể tiếp nhận Ngài. Chính vì thế khi rao giảng về Nước Trời Đức Giêsu đã kêu gọi sám hối “Anh em phải sám hối vì Nước Trời gần đến” (Mt 4,17). Sám hối hay hoán cải (metanoia) là biến đổi tâm trí và cách cư xử. Hoán cải là việc biến đổi suốt đời mà chúng ta không thể tự sức mình thực hiện được, mà phải nhờ ơn Chúa. Với những ai không hoán cải thì Đức Giêsu và Tin mừng của Ngài là đá vấp phạm hay là sự điên rồ (x. 1Cr 1,23).
Thái độ thích hợp với thời đại của Chúa Giêsu là đón nhận Tin mừng và việc ăn chay không phải để phô trương công đức mà là để biến đổi mình theo Tin mừng của Chúa.
Điều đáng cho chúng ta suy nghĩ là thái độ của các môn đệ của Gioan. Họ ăn chay và cho rằng đó là họ đạo đức. Họ cũng muốn người khác giống như họ. Nếu không giống như họ thì không phải đạo đức.
Cuộc sống xã hội đang từng ngày đổi thay vì thế Giáo Hội cũng luôn trăn trở để tìm ra cách thế hữu hiệu nhất để loan báoTin Mừng sao cho đời sống đạo có chiều sâu vững vàng và phải bén rễ vào Đức Kitô, nếu không chúng ta sẽ bị đánh bật bởi những cái mới, trào lưu sống “hời hợt, ào ào, vội vã” mà đánh mất căn tính của mình.
Tin tưởng vào sự mới mẻ, những giáo huấn của Chúa và nhận biết rằng Phúc Âm như là trái tim mới chất chứa yêu thương của những con người mới. Chúng ta phải đổ rượu mới của tình yêu Chúa Kitô vào bầu da mới của tâm hồn trẻ lại. Không có vấn đề tuổi tác giữa chúng ta, già hay trẻ, mỗi người chúng ta cần phải cố gắng hết sức để trở nên những người mới mẻ và trẻ trung của Thiên Chúa bằng những nỗ lực đổi mới của chúng ta đối với sự trung thành với Thiên Chúa, đối với tính toàn vẹn, công lý và phụng vụ trong tình yêu.
Xin Chúa Thánh Thần canh tân biến đổi chúng ta nên những người biết sẵn sàng lắng nghe những gợi hứng của Chúa Thánh Thần mà có thái độ sống đức tin linh hoạt, sống động phù hợp với chân lý đức tin và đạo hiếu con người.
Huệ Minh
Nhưng nay, thời đã điểm và Đức Giêsu đã đến, Ngài hiện diện như những gì các tiên tri đã tiên báo và Lề Luật của Môsê hướng tới. Vì thế, giờ đây, chính Ngài là nội dung của Luật, nên hãy sống với một tinh thần mới chứ không phải mong đợi nữa, vì Chàng Rể là Đức Giêsu đã đến.
Tinh thần mới ở đây chính là “anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em” được thể hiện qua lòng bao dung, tha thứ, hiền hòa, nhân hậu, từ bỏ con đường tội lỗi. Đổi mới bầu da cũ là bỏ đi nếp sống không còn phù hợp với Tin Mừng và thay vào đó là những cách sống mà Đức Giêsu đã vạch ra, đó là: “Mến Chúa và yêu người”. Thiên Chúa không thể đổ tràn ân sủng mới của Ngài vào trong một thân thể cũ với đầy những tội lỗi, những thù hằn, ghen ghét….
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con ý thức mình là người tội lỗi, để đáng được đón nhận tình yêu của Chúa, và để Chúa đổi mới chúng con. Amen.
Jos. Vinc Ngọc Biển