Suy Niệm Thứ Hai tuần XVIII Thường Niên C

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 14, 13-21)
 

13 Nghe tin ấy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người.14 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.”16 Đức Giê-su bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.”17 Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá! “18 Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy! “19 Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng.20 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy.21 Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

Noel Quession – Chú Giải

Bài đọc I : Ds 11,4-15

Sách Dân Số là cuốn thứ tư trong bộ Ngũ Kinh gồm có : Sách Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.

Sách này lấy lại chủ đề đi vào sa mạc. Người ta đã tập hợp vào đó những bến cố đã được kể trong sách Xuất Hành, và thêm và những bản luật không tìm gặp được ở đâu khác.

Danh xưng “Dân số” là do việc sách này gồm các cuộc kiểm tra và các bản thống kê. Những danh sách này cho ta biết những tên và số các phần tử trong Dân Chúa, chúng chẳng có ích lợi cụ thể nào đối với chúng ta cả. Dàu vậy ta giữ lại một ý tưởng.

Dân số….kiểm tra….thống kê….

Thế giới hiện tại đầy những thứ này. Điều đó không phải truyện xưa. Hiển nhiên Israel cho ta thấy họ là một dân tộc văn minh, vượt xa về nhiều điểm đối với các dân tộc cùng thời.

Nhưng nhất là ý nghĩa biểu trưng của “các danh sách” này gợi lên cho chúng ta một lời kinh : Phải, Thiên Chúa biết từng người đàn ông, đàn bà . . . . Người gọi tên từng người .

“Trước mắt Chúa, chúng ta thật có giá” (Tv 71,16).

Đối với Chúa người không thể lộn sòng. Không ai vào số đáng bị chối bỏ : “không một con chim nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Mà anh em còn quý giá hơn muôn vàn…” (Mt 10,29).

Khi đi qua sa mạc, con cái Israel bắt đầu than khóc…

Qua sa mạc. Thực hiện “một chuyến đi xa” chủ đề nhân bản sâu xa.

Biết bao người, bao Kitô hữu bước đi như thế trong sa mạc ! Tôi có thể tìm quanh tôi, trong môi trường và trong cuộc sống riêng tôi, điều biểu tượng này biểu tỏ : sa mạc, trống rỗng, “hư không”… không gì khác ngoài con đường mở vào bất tận trước mắt tôi… với một niềm xác tín duy nhất là phải tiến tới, bước đi, tiếp tục…

Ai sẽ cho chúng tôi thịt ăn ?

Phải, thử thách, thời kỳ sa mạc là một thử luyện khủng khiếp. Dân Israel không ngừng rên xiết. Và họ có đủ lý do để làm điều đó ! Đói, khát, bất định về tương lai, cái chết lảng vảng.

Môsê rất đỗi bực mình. Ong thưa cùng Chúa rằng : “Sao Chúa làm khó tôi tớ Chúa ? Tôi biết tìm đâu ra thịt cho cả đám dân này ? một mình tôi không mang nổi dân này… sao Chúa biết tôi phải mang cả dân này ?”

Một lần nữa, phản ứng ngưới của Chúa là cầu nguyện. Một lời kinh thực tiễn, không mơ mộng, nhưng nắm chắc hoàn cảnh cụ thể để trình lên Chúa .
Một lần nữa, ta thấy Môsê liên đới với dân và bầu chữa nhân danh mình. Ong không nhắm mắt trước tội lỗi của dân đã chọc giận Thiên Chúa, nhưng ông khẩn cầu ơn tha thứ.

Như Môsê, vị đại sứ ngôn, bậc thánh nhân đôi khi chúng ta có thể thưa cùng Chúa: Lạy Chúa, Chúa đã chất cho con gánh quá nặng !” Lời kinh này không phải từ nhiệm, nhưng là lời kêu cứu tích cực.

Nếu tôi đã được nghĩa trước mắt Người xin đừng để tôi phải thấy tôi khổ thế này nữa.

Cuối cùng, lời kinh của Môsê kết thúc bằng mọt lời van xin hướng về tương lai : Lạy Chúa, xin giúp con đối diện với các trách nhiệm của con. Và một lời kinh vừa mạnh mẽ vừa kín đáo, và nhẫn nại biết bao, nó diễn tả dưới hình thức nghi vấn, trong một ước vọng khiêm tốn, “nếu tôi được “…
Đến lượt tôi, tôi dùng hình thức này để thưa cùng Chúa.

Bài đọc II : Gr 28,1-17

Vào thời đầu triều Sédécias, vua Giuđa, năm thứ tư, tháng năm….

Đây là một biến cố có ghi rõ năm tháng.

Lạy Chúa con biết rõ, không có ngày nào giống ngày nào. Mỗi giờ mỗi phút đến với con cũng đều do ý muốn của Người. Hôm nay con biết con sẽ sống mật thiết với Người , lạy Chúa …trong cái có thể dự kiến và trong cái không thể dự kiến được.

Tôi dùng thời giờ để suy nghĩ một phút trong ngày hôm nay….Để tiên liệu cách tối đa, việcc gì có thể tiên liệu được mà, lạy Chúa, người chờ đợi con, Hôm Nay.

Và nhất là con ở trong tư thế sẵn sàng chấp nhận cái bất ngờ xảy đến : điều mà Người có thể đưa đến, trong ngày hôm nay. Lạy Chúa, để đảo lộn chương trình của con và khơi lên trong con tác động tin tưởng và trông cậy tinh ròng hơn . Sự đau khổ thường là điều bất ngờ, làm đảo lộn các dự tính của ta.

Ngôn sứ Anania nói với Giêrêmia thế này : “Sấm của Giavê các cơ binh rằng : Ta đã đập tan ách của vua Babylon… Ta sẽ kéo về nơi này tất cả đồ dùng của đền thờ… Ta kéo về lại nơi này vua Gui-đa và các kẻ bị lưu đày”.

Một biến cố ! có ghi ngày tháng rõ ràng… theo bề ngoài, không có gì quan trọng: chỉ là một cuộc đối đầu giữa hai người, mà cả hai đều cho mình là ngôn sứ.

Một ông, Giêrêmia, loan báo tai họa, hình phạt của Giêrusalem.

Ông kia, Anania, loan báo vận may, cảnh thịnh vượng của Giêrusalem.

Cả hai ông đều quả quyết mình tuyên sấm nhân danh Giavê, kiểu nói của họ giống nhau : “Sấm của Giavê các đạo binh ” Anama nói như thế .

Tính cách mơ hồ của Lời Chúa, luôn được gói ghém trong lời loài người và cần phải giải thích.

Bao giờ người ta mới chắc chắn biến rõ sự thật ?

Như Aaania, chúng ta đã không bị quyến rũ để chỉ giữ lấy các biến cố hay các lời Kinh Thánh, thích hợp cho ta mà thôi sao ?

Lạy Chúa, xin cho con biết nhận lãnh tất cả nơi Người. “Lúc may mắn cũng như lúc rủi ro ” đúng như lời đôi tân hôn cam kết với nhau. Thực ra, lạy Chúa, mọi biến cố có thể là xây dựng hoặc phá đổ : biến cố may mắn cũng có thể phá đổ, một biến cố bất hạnh lại có thể xây dựng.

Ngôn sứ Giêrêmia trảlời : “Amen, ước gì Giavê hành động như thế ! ước gì Giavê làm ứng nghiệm điều ông vừa tuyên sấm”… Tuy nhiên, xin ông nghe rõ lời này : các ngôn sứ sống thời trước chúng ta, ông và tôi đã tuyên sấm chiến tranh đói kém, ôn dịch… Còn vị ngôn sứ nào tuyên sấm cảnh thái bình, thì khi nào lời ông ấy thể hiện đúng, người ta mới nhìn nhận ông đó là người được Giavê sai thực sự”.

Giêrêmia thông cảm thấy vui thú gì khi tuyên sấm về tai ương khốn khổ. Ong cũng ước ao được hạnh phúc. Và ông sẵn sàng cầu mong cho Annani có lý.

Nhưng hỡi ôi, Giêrêmia biết rằng tuyên sấm điều may lành thì dễ lắm ! Vì điều đó hợp với sở nguyện của toàn dân, nhưng phải lưu ý, coi chừng. Vị ngôn sứ nào lại không bị quyến rũ làm dịu đi sứ điệp của mình, làm nhẹ bớt yêu sách khắt khe, đưa ra những lời hòa giải để làm cho người ta dễ nghe mình hơn. Bởi thế, Giêrêmia mạnh dạn trình bày một tiêu chuẩn đích thực của các vị ngôn sứ. . . ông có thể làm người ta khó chịu : Vị nào tuyên sấm sự thành công, hãy coi chừng, nói như thế là để mua chuộc kẻ khác… vị nào loan báo những khó khăn của cuộc sống, được người ta tin dễ dàng, vì nói ra được như vậy là không phải dễ đâu…

Đây là một thực tại sâu sắc. Có lẽ hơi bi quan nữa.

Phần tôi, tôi có dám áp dụng tiêu chuẩn này cho mọi hệ thống, mọi ý thức hệ, vì Chúng ta hưá hẹn một xã hội hoàn hảo, một cảnh bồng lai trên đời, cho ngày mai không.

Lạy Chúa xin giúp chúng con lãnh nhận những hạnh phúc mà không làm cho chúng con quẫn trí rối lòng. Lạy Chúa, xin giúp chúng con chấp nhận các cơn thử thách mà không bị ngã quỵ.

Bài Tin Mừng : Mt 14,13-21

Khi được tin Gioan chết, Đức Giêsu xuống thuyền lánh vào nơi hoang vắng một mình.

Ta không nên coi thường những ghi nhận âm lý trên đây, có thể giúp ta hiểu rõ cuộc sống làm người của Đức Giêsu.

Ta quá tưởng tượng Đức Giêsu như một Đấng được thiên tínhcủa người bảo toàn. Thực tế, ta thấy Người cũng cam chịu số phận hẩm hiu, cùng một những biến cố bi đát của thời đại và của chính gia đình Người.

Lạy Chúa tâm tư của Chúa ra sao, khi được tin đột ngột : Hê-rô-đê đã giết Gioan Tẩy Giả. Đó là cái chết mà Chúa gọi là “vị ngôn sứ cao cả nhất”…của người đã chuẩn bị cho Chúa các môn đệ đầu tiên : Anrê, Simon, Gioan đã là đồ đệ của Gioan Tẩy Giả, trước khi theo Chúa ….

Khi được tin Gioan chết, Đức Giêsu đã chốn vào hoang địa : Người nghĩ đến ái chết của riêng mình mà cái chết của Gioan đã báo trước. Nhưng vì chưa tới giờ phút phải đương đầu với cuộc Thụ Khổ, người lánh mặt. Có thể cũng đơn huần vì quá đau đớn, mà người cần yên tĩnh để khóc và cầu nguyện…

Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo người. bước lên bờ, Đức Giêsu trông thấy đám đông dân chúng, thì chạm lòng thương, và chữa lành ác bệnh nhân của họ.

Không người không ở yên một mình được, ngoại trừ thời gian vượt qua biển hồ.

Không khi nào tôi sẽ suy niệm đủ về đề tài “bó buộc” sự lệ thuộc thân phận con người mà sau này thánh Phaolô sẽ nói : đó cũng là vâng phục những ý định khôn lường của Thiên Chúa Cha …

Điều ta không thể dự kiến được…

Biến cố xảy đến và làm đảo lộn chương trình của bạn.

Cơn bệnh bất ngờ, nỗi lo lắng mới, trách nhiệm đòi buộc…

Cuộc viếng thăm, tiếng chuông reo, công việc người ta nhờ cậy, sự hiện diện của kẻ khác phải bó buộc phải tiếp gặp, những đám đông mà ta muốn lánh mặt ngay…

Chiều tối các môn đệ lại gần nói với người :”Nơi đây hoang vắng và quá muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mà mua thức ăn”. Đức Giêsu bảo : “Họ khôngc ần phải đi đâu cả, chính anh em sẽ tiên liệu cho họ ăn”.

Các môn đệ thật dễ thương, họ nhận ra những gì phải làm…nhưng họ không có phương tiện thực hiện…ta cũng thường giống như họ.

Chính Đức Giêsu lại truyền cho họ bắt tay hành động. Ngay cả những thách đố lớn lao của thế giới hôm nay (chiến tranh, đói khổ, bất ông xã hội…)vượt quá sức ta, ta cũng không được phép ngồi yên, không làm gì !

Ở đây chúng con chỉ có vỏn vẹn 5 chiếc bánh và 2 con cá !

Nực cười thật ! thấm thía vào đâu ! ít quá.

Đem lại đây cho Thầy. Rồi sau đó người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá….

Lạy Chúa, Chúa đặt những tiên liệu thiếu thốn của con người trong bàn tay Chúa.

Con chiêm ngắm năm chiếc bánh tầm thường và bé nhỏ, và hai con cá đơn sơ trong bàn tay Chúa.

Người ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho các môn đệ. Và môn đệ phân phát cho Dân chúng.

Rõ ràng qua các phép lạ trên, Đức Giêsu đã nghĩ đến một phép lạ khác. trong bữa tiệc ly người cũng làm những cử chỉ và đọc những lời như thế (Mt 26,26). Con người không chỉ sống bằng nguyên bánh vật chất, Đức Giêsu đã muốn, đã phát minh, đã trình bày cho nhân loại…thánh lễ người muốn nuôi dưỡng con người về phương diện thiêng liêng, giải quyết nỗi đói khát tuyệt đối của họ : nuôi sống mình bằng Thiên Chúa …lời ban sự sống, bánh ban sự sống đời đời.